Theo các chuyên gia về an toàn lao động, việc sử dụng găng tay chống hóa chất không phù hợp với loại hóa chất cụ thể sẽ có thể dẫn đến các hậu quả nghiêm trọng. Điển hình như bỏng hóa chất, viêm da hoặc thậm chí là nguy cơ hấp thụ hóa chất vào cơ thể qua da. Do đó, việc hiểu rõ các tiêu chuẩn an toàn và cách nhận biết găng tay bảo hộ chất lượng là điều cần thiết để đảm bảo an toàn tối đa cho người lao động
Găng tay chống hóa chất cần đáp ứng các tiêu chuẩn nghiêm ngặt
1.1. Tiêu chuẩn EN 420 áp dụng cho tất cả các loại găng tay bảo hộ
Đảm bảo an toàn và thoải mái khi làm việc là mục tiêu hàng đầu của tiêu chuẩn EN 420 dành cho mọi loại găng tay bảo hộ. Đặt ra những yêu cầu nghiêm ngặt về chất lượng và tính năng của sản phẩm, nhằm tối ưu hóa khả năng bảo vệ cũng như sự thoải mái cho người lao động.
Trước hết, EN420 quy định các thông số kỹ thuật như kích thước, độ co giãn và độ bền vượt trội để găng tay vừa khít, đảm bảo linh hoạt khi di chuyển. Đồng thời, khả năng hấp thụ mồ hôi và thẩm thấu cũng được kiểm soát chặt chẽ, tạo cảm giác thoáng khí, khô thoáng cho làn da.
Không chỉ vậy, tiêu chuẩn còn đặc biệt chú trọng đến việc lựa chọn vật liệu an toàn như cao su, nitrile, polyurethane,… với độ đàn hồi và độ mềm dẻo phù hợp. Những yếu tố này giúp giảm thiểu nguy cơ kích ứng da, mang lại cảm giác thoải mái tối đa cho người dùng.
Có thể nói, EN 420 đã trở thành tiêu chuẩn toàn diện cho mọi loại găng tay bảo hộ chất lượng cao, trong đó có găng tay chống hóa chất.
Tiêu chuẩn EN 420 áp dụng cho tất cả các loại găng tay chống bảo hộ
1.2. Tiêu chuẩn EN 388 (Khả năng chống tác động cơ học)
Tiêu chuẩn EN 388 đánh giá khả năng bảo vệ của găng tay chống lại các tác động cơ học như mài mòn, cắt, rách và đâm xuyên. Mã số gồm 4 chữ số được sử dụng để xếp hạng mức độ bảo vệ:
– Chữ số đầu tiên (từ 0 đến 4) đánh giá khả năng chống mài mòn, với 4 là mức cao nhất.
– Chữ số thứ 2 (từ 0 đến 5) đánh giá khả năng chống cắt, với 5 là mức cao nhất.
– Chữ số thứ 3 (từ 0 đến 4) đánh giá khả năng chống rách, với 4 là mức cao nhất.
– Chữ số cuối cùng (từ 0 đến 4) đánh giá khả năng chống đâm xuyên, với 4 là mức cao nhất.
Ví dụ, găng tay có mã EN388:4101 nghĩa là chống mài mòn cấp độ 4 (cao nhất), chống cắt cấp độ 1 (thấp), chống rách cấp độ 0 (thấp nhất), chống đâm xuyên cấp độ 1 (thấp).
1.3. Tiêu chuẩn an toàn găng tay EN374 (Châu Âu)
Tiêu chuẩn EN ISO 374-1:2016 là tiêu chuẩn quốc tế quy định các yêu cầu và phương pháp đánh giá đối với găng tay bảo hộ chống lại các hóa chất và vi sinh vật nguy hiểm. Dưới đây là một số điểm chính:
Khả năng chống thấm hóa chất
Tiêu chuẩn quy định rằng găng tay phải đạt được khả năng ngăn chặn hóa chất xâm nhập qua các lỗ hổng hay vết nứt trên bề mặt. Để đánh giá điều này, găng tay phải trải qua thử nghiệm chống thấm theo tiêu chuẩn EN374-2:2014.
Tiêu chuẩn an toàn EN374 áp dụng găng tay bảo vệ chống hóa chất
Khả năng chống phân hủy
Khi tiếp xúc với hóa chất, chất liệu của găng tay có thể bị phân hủy, ảnh hưởng đến khả năng bảo vệ. Vì vậy, tiêu chuẩn EN ISO 374-1:2016 yêu cầu phải thực hiện thử nghiệm phân hủy theo EN 374-4:2013 với từng loại hóa chất riêng biệt. Kết quả suy giảm tính năng vật lý của găng tay phải được ghi rõ trong hướng dẫn sử dụng.
Khả năng chống thấm
Tiêu chuẩn phân loại găng tay thành 3 cấp độ A, B, C dựa trên thời gian chống thấm qua tối thiểu đối với số lượng hóa chất thử nghiệm:
– Loại A: Thời gian chống thấm tối thiểu 30 phút với ít nhất 6 loại hóa chất.
– Loại B: Thời gian chống thấm tối thiểu 30 phút với ít nhất 3 loại hóa chất.
– Loại C: Thời gian chống thấm tối thiểu 10 phút với ít nhất 1 loại hóa chất.
Ngoài ra, tiêu chuẩn EN 374 còn quy định các yêu cầu về đánh dấu, nhãn mác và thông tin sản phẩm nhằm đảm bảo người sử dụng có thể lựa chọn găng tay phù hợp với môi trường làm việc và hóa chất cần tiếp xúc.
Nếu găng tay chống dầu tuân thủ đầy đủ tiêu chuẩn EN ISO 374-1:2016 thì chứng tỏ sản phẩm đạt chất lượng tốt, đáp ứng mọi yêu cầu về bảo hộ và an toàn cho người lao động khi làm việc với môi trường độc hại.
1.4. Tiêu chuẩn ANSI/ISEA 105-2016
Đây là tiêu chuẩn an toàn quan trọng dành cho găng tay chống hóa chất tại Hoa Kỳ. Nó quy định các yêu cầu nghiêm ngặt về hiệu suất, thiết kế và được đánh dấu nhằm đảm bảo an toàn tối đa cho người lao động khi tiếp xúc với hóa chất nguy hiểm.
ANSI/ISEA 105-2016 là tiêu chuẩn khắt khe của Hoa Kỳ
Theo ANSI/ISEA 105-2016, găng tay phải trải qua các thử nghiệm khắt khe về khả năng chống thấm, chống xâm nhập và độ bền trước các hóa chất đặc biệt như axit, kiềm, dung môi organic và nhiều chất nguy hiểm khác. Các thông số như thời gian chống thấm, nhiệt độ làm việc an toàn, tính năng vật lý cũng được đánh giá nghiêm túc.
Ngoài ra, tiêu chuẩn cũng đưa ra hướng dẫn cụ thể về cách đánh dấu và ghi nhãn trên găng tay. Các thông tin như loại hóa chất chống được, hạn sử dụng, ngày sản xuất cần được ghi rõ ràng để người dùng có thể lựa chọn và sử dụng đúng sản phẩm phù hợp.
2. Cách Nhận Biết Găng Tay Chống Hóa Chất Chất Lượng
Tuân thủ các tiêu chuẩn an toàn là tiêu chí quan trọng. Nhưng để chắc chắn sản phẩm đạt chất lượng cao, cần có những cách nhận biết đặc thù, cụ thể:
2.1. Kiểm tra nhãn hiệu, chứng nhận
Một trong những cách dễ dàng nhất để nhận biết găng tay chống hóa chất chất lượng là kiểm tra nhãn hiệu và chứng nhận của sản phẩm. Các thương hiệu uy tín như găng tay chống hóa chất Neoprene sẽ ghi rõ thông tin về loại hóa chất găng tay có khả năng chống thấm. Cũng như các chứng nhận an toàn quốc tế như EN374, ANSI/ISEA 105 hay TCVN tương ứng.
Trên đôi găng tay thể hiện các thông số tiêu chuẩn
Những ký hiệu, thông số thường ghi rõ trên bao bì sản phẩm và tài liệu hướng dẫn. Chúng thể hiện quy trình sản xuất chuyên nghiệp, cam kết chất lượng sản phẩm theo đúng quy định của các tổ chức quốc tế và quốc gia. Do đó, nếu găng tay không có bất kỳ thông tin nào về thì đó có thể là dấu hiệu của hàng giả hoặc kém chất lượng.
2.2. Kiểm tra khả năng chống thấm
Điểm then chốt để đánh giá găng tay chống hóa chất là khả năng chống thấm và thẩm thấu với các loại hóa chất khác nhau. Thông tin này thường được nhà sản xuất liệt kê cụ thể trên nhãn sản phẩm theo từng cấp độ hoặc mức thời gian chống thấm.
Người dùng nên kiểm tra kỹ lưỡng để chọn lựa sản phẩm phù hợp với yêu cầu công việc. Ví dụ, găng tay chống hóa chất Honeywell là hàng có xuất xứ từ Malaysia, đáp ứng tốt khả năng chống thấm theo tiêu chuẩn EN.
Kiểm tra khả năng chống thấm để đảm bảo găng tay không dễ thấm hóa chất
2.3. Kiểm tra độ dày và độ bền
Một cách khác để đánh giá chất lượng là kiểm tra độ dày và độ bền của chúng. Găng tay cao su bảo hộ chất lượng cao thường có độ dày đủ (từ 0,3 đến 0,5 mm) để ngăn cản sự xâm nhập của hóa chất. Đồng thời vẫn đảm bảo khả năng cử động thoải mái cho người sử dụng.
Bên cạnh đó, các loại vật liệu như cao su lưu hóa, Nitrile, Neoprene hay Polyvinyl Chloride (PVC) đều được đánh giá cao về khả năng chống thấm, độ bền trước các loại hóa chất nguy hiểm phổ biến trong công nghiệp. Minh chứng cho điều này là loại găng tay chống hóa chất nitrile được nhiều đơn vị trong ngành như thí nghiệm, hóa dầu, y tế yêu thích sử dụng.
2.4. Lưu ý đặc tính kỹ thuật
Ngoài vật liệu, các đặc tính kỹ thuật như chiều dài, độ dày, khả năng chống cơ học (xước, cắt, đâm thủng), khả năng co giãn và độ nhám bề mặt cũng là những yếu tố quan trọng cần lưu ý.
Chúng quyết định khả năng bảo vệ toàn diện cũng như sự thoải mái, dễ chịu khi làm việc cho đôi tay của bạn. Một sản phẩm chất lượng sẽ đáp ứng đầy đủ các tiêu chí về tính năng này.
Ví dụ: găng tay chống hóa chất loại dài giúp bảo vệ đôi tay khi phải làm việc thường xuyên với các loại dung dịch như axit, kiềm,…
Hoặc chẳng hạn, găng tay chống hóa chất Ansell 37 175 đã vượt qua các tiêu chuẩn nghiêm ngặt về an toàn tại Châu Âu. Giúp bảo vệ tối đa cho người lao động trong môi trường làm việc nguy hiểm như ngành công nghiệp hóa chất, chế tạo kim loại cũng như rửa chén, dọn dẹp vệ sinh,…
Găng tay Ansell 37 175 được ứng dụng rộng rãi nhiều ngành nghề
2.5. Tìm hiểu về uy tín của nhà sản xuất
Cuối cùng, yếu tố quan trọng khác để đánh giá công dụng găng tay chống hóa chất là dựa vào uy tín của nhà sản xuất. Các thương hiệu lớn và có tiếng trong lĩnh vực thiết bị bảo hộ lao động thường đầu tư nhiều vào nghiên cứu phát triển đem tới sản phẩm đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn cao nhất.
Các thương hiệu găng tay chống hóa chất nổi tiếng, chuyên nghiệp như có thể kể đến như găng tay Ansell, Honeywell, Usafety,… Những nhà sản xuất này được đánh giá cao về công nghệ sản xuất, kiểm soát chất lượng và cam kết an toàn cho người sử dụng.
3. Găng Tay Chống Hóa Chất Dùng Trong Ngành Nào?
Găng tay cao su chống hóa chất là một trong những thiết bị bảo hộ lao động quan trọng và cần thiết trong nhiều ngành nghề khác nhau, cụ thể:
– Ngành hóa chất, dầu khí: Đây là một trong những ngành nghề có nguy cơ tiếp xúc với hóa chất cao nhất. Ví dụ: găng tay chống hóa chất dùng cho xăng được sử dụng rộng rãi trong hoạt động sản xuất, vận chuyển và xử lý.
– Ngành y tế, dược phẩm: Trong môi trường bệnh viện, nhà máy dược phẩm, găng tay chống hóa chất phòng thí nghiệm giúp nhân viên tránh tiếp xúc với các hóa chất độc hại hoặc chất gây dị ứng.
– Ngành môi trường, xử lý chất thải: Nhân viên làm việc trong lĩnh vực xử lý chất thải, vệ sinh môi trường. Cũng như các hoạt động liên quan đến xử lý chất thải nguy hiểm cần sử dụng găng tay cao su nitrile chống hóa chất để bảo vệ bàn tay khỏi tiếp xúc với các chất độc hại.
– Ngành nông nghiệp và lâm nghiệp: Trong các hoạt động sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu và các hóa chất khác trong nông nghiệp và lâm nghiệp, găng tay chống hóa chất là thiết bị bảo vệ quan trọng cho người lao động.
Tóm lại, đầu tư vào găng tay chống hóa chất chất lượng cao là quyết định đúng đắn và cần thiết để bảo vệ người lao động khỏi các nguy cơ liên quan đến hóa chất nguy hiểm. Nếu bạn còn có bất kỳ thắc mắc nào hoặc cần tư vấn chọn sản phẩm thì hãy kết nối trực tiếp với QUỐC PHƯƠNG chúng tôi.